Trần thạch cao khung trần chìm
Sản phẩm : trần thạch cao - khung trần chìm
Trần thạch cao trần chìm hay còn gọi là trần thạch cao khung chìm được ứng dụng trong công trình xây dựng là một bộ phận góp phần bao che, cách âm , cách nhiệt , sử lý khiến khuyết xây dựng , trang trí nội thất với rất nhiều phá cách độc đáo. Hệ thống khung trần chìm sau khi hoàn thiện sẽ được bao phủ bên ngoài bới tấm thạch cao
Trần thạch cao trần chìm được cấu tao như sau:
Thanh xương chính: là thanh chịu lực chính của hệ thống thạch cao trần nổi, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ, hoặc ti ren và pát treo.
Thanh xương phụ phụ: được liên kết với thanh xương chính và tiếp xúc trực tiếp với các tấm trần.
Thanh V viền: là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với các thanh xương chính, các thanh xương phụ và tiếp xúc với tấm
Tấm thạch cao: tấm trần thạch cao sẽ được liên kết với các thanh xương chính, xương phụ và thanh V viền tường phủ toàn bộ hệ thống khung xương thạch cao để tạo thành toàn bộ bề mặt trần nhờ các vít.
Phụ kiện : dùng để liên kết các thanh xương chính, phụ với trần giữa các thanh xương với nhau và tấm thạch cao để tạo nên hệ thống trần hoàn chỉnh.
Ưu và nhược điểm của hệ thống thạch cao trần chìm:
* Ưu điểm : có tính thẩm mỹ cao, đa dạng mẫu mã, có nhiều lựa chọn cho khách hàng, giá cả phải chăng, phù hợp với gần như tất cả các mặt bằng thi công.(nhà biệt thự nhỏ, nhà phố, nhà dân dụng, nhà xưởng ...)
* Nhược điểm: có thể bị nứt nếu sử dụng cho hệ thống trần sử dụng hệ thống khung thép như trong nhà máy sau nhiều năm sử dụng, khó bảo trì, phải thực hiện thêm quá trình sơn bả để hoàn thiện công trình mới đạt được hiệu quả thẩm mỹ cần thiết
Các bước lắp đặt và hoàn thiện thạch cao khung trần chìm:
Sau khi có được mặt bằng trần để lắp đặt , chúng ta cần phải chuẩn bị những vật liệu thiết bị cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước số 1: Xác định cao độ trần (Sử dụng nivo, hoặc ống ) sau đó đánh dấu mặt phẳng bằng mực (Thông phường đánh dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần)
Bước số 2: Lắp đặt thanh viền tường ( có thể dùng búa đinh hoặc khoan) để cố định bằng thanh viền tường bằng đinh bê tông hoặc vít nở và khoảng cách giữa các điểm cố định không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.
Bước số 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương ( Ty với ty ) từ 800-1200mm
Bước số 4: Thanh xương chính được liên kết với ty ren của điểm treo tạo ra khung xương chiều dọc Khoảng cách giữa các thanh xương dọc tối đa là 1000m.
Bước số 5: Liên kết các thanh xương phụ vào xương chính bằng cách bấm mép của các thanh xương phụ vào cá của thanh xương chính
Bước số 6: Cân mặt phẳng của toàn bộ dàn khung sau đó tiến hành kết nối tấm vào các thanh xương bằng đinh vít ( Mũi vít phải chìm vào mặt tấm).
Bước số 7: Tiến hành bả mối nối giữa các tấm với nhau sao cho phẳng với mặt tấm